Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể khi bị tai nạn lao động được xác định như thế nào? - Luật sư giỏi Đà Nẵng - Công ty Luật Đà Nẵng - Luật sư Đà Nẵng 



 


 


 
 

Trang chủTin TứcHỏi ĐápTỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể khi bị tai nạn lao động được xác định như thế nào?

Ngày tạo: 23/09/2024

 

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể khi bị tai nạn lao động được xác định như thế nào?

Luật sư Phạm Minh Hoàng.
Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Phạm Hải (Bình Dương) hỏi: Công ty tôi có người lao động bị tai nạn lao động ở đầu gối chân phải, nhưng trước đó người này cũng bị tai nạn và bị thương ở cùng vị trí đó. Đến nay, khi giám định thì tỷ lệ tổn thương trên 31%, nhưng nếu chỉ tính lần này thì chưa được 31% để làm cơ sở hưởng trợ cấp hàng tháng. Vậy xin hỏi, với trường hợp này thì chúng tôi sẽ xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như thế nào?

Luật sư Phạm Minh Hoàng - Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh tư vấn: Căn cứ Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định, người lao động (NLĐ) tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.

Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động.

Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.

NLĐ không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.

 

Như vậy, nếu NLĐ bị tai nạn thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, NLĐ sẽ được hưởng hưởng chế độ tai nạn lao động.

Về các chế độ trợ cấp đối với NLĐ bị tai nạn lao động, khoản 1 Điều 48 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định, NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

Căn cứ Điều 47 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, các trường hợp giám định mức suy giảm khả năng lao động được xác định như sau:

NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Sau khi bị thương tật, bệnh tật lần đầu đã được điều trị ổn định còn di chứng ảnh hưởng tới sức khỏe; sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định; đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì NLĐ được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.

NLĐ được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Vừa bị tai nạn lao động, vừa bị bệnh nghề nghiệp; bị tai nạn lao động nhiều lần; bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

 

NLĐ sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định, được giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 24 tháng, kể từ ngày NLĐ được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động liền kề trước đó; trường hợp do tính chất của bệnh nghề nghiệp khiến NLĐ suy giảm sức khỏe nhanh thì thời gian giám định được thực hiện sớm hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Như vậy, trong trường hợp này, NLĐ được thực hiện giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động.

Bên cạnh đó, căn cứ điểm b khoản 5 Điều 13 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về nội dung khám giám định tổng hợp, theo đó trường hợp đối tượng đã bị thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp nhưng mắc thêm thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp trùng lặp với tổn thương trước đây thì thực hiện khám đúng, đủ thương tật, bệnh nghề nghiệp hiện có và căn cứ vào kết quả khám để xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH.

Dẫn chiếu đến Điều 3 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định về phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể như sau:

Việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo công thức sau: Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn

 

Trong đó: T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất; T1 được xác định là tỷ lệ % TTCT cao nhất trong các TTCT. T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai; T2 = (100 - T1) x giới hạn dưới của TTCT thứ 2/100%. T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba; T3 = (100-T1-T2) x giới hạn dưới của TTCT thứ 3/100%. Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n, Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x giới hạn dưới của TTCT thứ n/100%.

Như vậy, trong trường hợp tai nạn lao động bạn nêu, cần tham khảo để áp dụng phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể nêu trên để xác định. Cụ thể, đối với trường hợp NLĐ bị thương do tai nạn lao động cùng ở một vị trí với lần bị thương trước đó, cần giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể trong từng lần bị thương, qua đó xác định được tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động gây ra để xác định chế độ trợ cấp được hưởng.


Hỏi Đáp khác

Giao xe cho người chưa đủ tuổi lái dẫn đến tai nạn chết người, xử lý như thế nào?

Ngày đăng: 08/11/2024

Không xuất hóa đơn khi bán hàng bị xử phạt thế nào?

Ngày đăng: 06/11/2024

Treo biển hiệu công ty có cần phải xin phép không?

Ngày đăng: 04/11/2024

Thông tin giấy phép lái xe đã được xác thực trên VNeID có thể thay thế Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET không?

Ngày đăng: 28/10/2024

Trường hợp nào không phải gia hạn khi hết thời hạn sử dụng đất?

Ngày đăng: 23/10/2024

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Ngày đăng: 16/10/2024

Đất trồng lúa có thế chấp để vay vốn ngân hàng được không?

Ngày đăng: 15/10/2024

Vi phạm quy định về thiết bị giám sát hành trình, chủ tàu cá bị xử phạt thế nào?

Ngày đăng: 11/10/2024

Trách nhiệm của chủ xe như thế nào khi cho người khác mượn xe gây tai nạn?

Ngày đăng: 08/10/2024

Người nước ngoài là cha của công dân Việt Nam có được lưu trú lâu dài ở Việt Nam không?

Ngày đăng: 01/10/2024

Không báo tăng lao động, công ty có được đóng bù bảo hiểm xã hội không?

Ngày đăng: 18/09/2024

Một người có được nhận nhiều con nuôi?

Ngày đăng: 16/09/2024

Cho thuê phòng tại nhà đang ở có phải làm thủ tục về phòng, chữa cháy không?

Ngày đăng: 13/09/2024

Người đang chấp hành án phạt tù có được bán đất không?

Ngày đăng: 11/09/2024

Doanh nghiệp đóng bảo hiểm như thế nào khi hoạt động nhiều địa bàn khác nhau?

Ngày đăng: 26/08/2024

Quy định về lao động nữ 40 tuổi tham gia BHXH tự nguyện và được hưởng lương hưu

Ngày đăng: 19/08/2024

Gia đình nạn nhân có đơn bãi nại thì người gây tai nạn giao thông có bị khởi tố nữa không?

Ngày đăng: 15/08/2024

Miễn thủ tục khai báo và kiểm tra hải quan đối với trường hợp nào?

Ngày đăng: 12/08/2024

Quá 30 ngày chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe không làm thủ tục thu hồi thì sẽ bị phạt

Ngày đăng: 09/08/2024

Vụ việc tàu biển va chạm phà khách: Ai sẽ bồi thường thiệt hại tài sản của người dân?

Ngày đăng: 08/08/2024


 


2006 - 2024 http://dilawfirm.vn - all copyright reserved. Email: info@dilawfirm.vn

Design by Nhật Thành.NET
https://www.facebook.com/dilawfirmvn